Xuất hiện WeFeel bản đồ cảm xúc thế giới trực tuyến
Theo trang tin CNET, vừa ra mắt công cụ WeFeel của Twitter thu thập dữ liệu từ hàng triệu dòng tweet của mọi người trên thế giới từ đó cho thấy tất cả cảm xúc của mọi người (dữ liệu thống kê dựa trên những tài khoản dùng Anh ngữ).
Xuất hiện WeFeel bản đồ cảm xúc thế giới trực tuyến
Bạn có thể làm gì nếu nắm thông tin thế giới đang cảm thấy như thế nào? Từ dữ liệu cuộc khảo sát nghiên cứu trầm cảm của Úc do viện nghiên cứu hành vi Black Dog Institute và tổ chức khoa học CSIRO có thể giúp dự đoán các yếu tố xã hội, kinh tế và môi trường tác động như thế nào đến cảm xúc của con người.
Các nhà nghiên cứu đã phát triển công cụ web WeFeel có thể quét hàng triệu tweet của người dùng và thể hiện nó trên bản đồ cảm xúc toàn cầu.
Giáo sư Helen Christensen cũng là giám đốc điều hành viện Black Dog Institute cho biết “sức mạng của thông tin này không thể đánh giá thấp”.
Công cụ có thể quét khoảng 27 triệu dòng tweet mỗi ngày, tìm kiếm khoảng 600 từ khóa cụ thể mà nhóm nghiên cứu đã xác định nằm trong phạm vi 6 cảm xúc chính: yêu thương, thỏa mãn, bất ngờ, giận dữ, buồn bã và sợ hãi.
Sử dụng dịch vụ web Kinesis của Amazone - công cụ xử lý một lượng lớn dữ liệu theo thời gian thực và sau đó hiển thị thành một biểu đồ lưu lượng.
Bạn cũng có thể sắp xếp dữ liệu theo vùng, ngày và cảm xúc. Mỗi loại thuộc sáu cảm xúc chính lại được chia thành nhiều nhánh nhỏ. Ví dụ như tình yêu thì có ham muốn và tình cảm, sợ hãi thì bao gồm căng thẳng và khiếp đảm...Biểu đồ cũng thống kê cảm xúc thành theo giới tính và thời gian trong ngày, ví dụ như phụ nữ có xu hướng cảm thấy buồn khó tả vào thời gian giữa ngày chẳng hạn.
Cũng theo giáo sư Christensen, thông tin này giúp hỗ trợ cho giải pháp tăng cường thụ thai hay giảm thiểu những trường hợp tự sát. Công cụ tự động tiếp cận bằng hình thức truyền thông xã hội để có thể mang đến sự giúp đỡ kịp thời khi mọi người cần.
Xuất hiện WeFeel bản đồ cảm xúc thế giới trực tuyến
Dĩ nhiên, công cụ We Feel vẫn còn nhiều hạn chế. Nó chưa có khả năng thấu hiểu ngữ nghĩa theo từng bối cảnh và như thế khó phân biệt được có có phải là cảm xúc thực hay chỉ đơn giản là sự châm biếm, mỉa mai. Công cụ cũng không thể giúp ai đó thoát khỏi vấn đề gây trầm cảm của họ cũng như không thể biết những cái gì là cấm kị và không cần thiết. Bộ phận phát triển đang cố gắng xây dựng công cụ từ nhiều nguồn dữ liệu khác như dựa vào Facebook, Tumblr...nhằm thu hẹp khoảng cách giữa những gì người dùng cảm thấy và những gì mà họ chọn lựa chia sẻ.
Nhóm nghiên cứu đã đưa ra một trường hợp cụ thể vào ngày 13/4/2014 – ngày tiết lộ ngân sách dự kiến năm 2014 của Úc. Nhìn vào kết quả, khu vực Châu Đại Dương cho thấy có sự tăng lên 10% tổng lượng tweet, trong đó có tăng 30% về nội dung e sợ, 17% nội dung giận dữ, 13% nội dung buồn bã sau khi tính toán vào lúc 06:00 AEST.
Bạn có thể tham khảo bản đồ TẠI ĐÂY
Xuân Dung
(*) Vui lòng trích dẫn nguồn khi sao chép hoặc đăng lại bài viết trên trang này.