Vì sao phần mềm nhận diện khuôn mặt không nhận ra người da đen?
Có thể bạn chưa biết, việc phân biệt chủng tộc trong cơ chế tuyển dụng của các công ty công nghệ lớn hiện nay có thể dẫn đến nhiều thiếu sót trong tính năng của các sản phẩm, cũng như giới hạn khả năng hoạt động của chúng.
Đơn cử cho vấn đề đó chính là nếu các kĩ sư phát triển phần mềm đều là người da trắng thì khả năng phần mềm diện dạng khuôn mặt không hoạt động tốt đối với người da đen là đều chắc chắn sẽ xảy ra.
Duretti Hirpa - Erica Baker và Megan Anctil - ba nữ kỹ sư da đen trẻ tuổi tại hãng khởi nghiệp Slack đã chia sẻ về cái nhìn của mình trong vấn đề phân biệt chủng tộc ở ngành công nghệ. Họ cho rằng sự phân biệt chủng tộc trong tuyển dụng của các hãng công nghệ có thể ảnh hưởng tới sản phẩm. Sự đa dạng chủng tộc trong công nghệ không chỉ mang lại lợi ích cho người lao động trong ngành mà còn mang tới lợi ích cho người tiêu dùng.
Bên cạnh đó, chia sẻ cũng bao gồm thống kê về sắc tộc trong các công ty công nghệ lớn như Apple, Twitter…cho thấy đa phần lao động của các hãng này là nam giới, người da trắng. Họ cho biết phụ nữ da màu chiếm % khá ít trong các hãng này. Họ chỉ ra một thiếu sót của phần lớn các phần mềm nhận diện khuôn mặt đó là không thể nhận ra người da đen. Nguyên nhân là các phần mềm này được xây dựng bởi những người da trắng và chính những người này là người thử nghiệm và kiểm nghiệm tính chính xác của sản phẩm họ tạo ra. Điều đó sẽ gây ảnh hưởng đến doanh thu bán ra của phần mềm cũng như đối tượng khách hàng sẽ mua chúng. Ba kĩ sư nữ còn cho biết thêm, không phải cứ lập trình đúng là kết quả mà nó đưa ra sẽ đúng như những gì bạn mong đợi. Độ chính xác của nó còn tùy thuộc vào phép thử khi xây dựng sản phẩm. Những gì đã được lập trình thường phản ảnh những thành kiến tiềm ẩn của các lập trình viên. Nếu tất cả họ suy nghĩ giống nhau, sống trong cùng một địa điểm và học cùng trường thì nhiều khả năng họ sẽ suy nghĩ giống nhau.
Thế giới đang số hóa từng ngày, và phần lớn những con người xây dựng nên thế giới số ấy hiện nay lại được cho là những người đàn ông da trắng, được đào tạo trong môi trường giáo dục tốt, công việc tốt; hay nói đúng hơn là những người “bị” đặt trong một giới hạn chỉ có thể giải quyết những vấn đề mà họ từng gặp hay có thể nhìn thấy. Khả năng “Think out of the box” (Suy nghĩ đột phá) vì vậy mà cũng có thể bị giới hạn trong việc phân biệt sắc tộc, phân biệt chủng tộc, phân biệt giới tính. Liệu thế giới số mà chúng ta đang hướng đến có phải là thế giới đó?
Xuân Dung